Nếu bạn được biếu tặng những loại Yến sào thô, hoặc muốn tự tay trải nghiệm việc nhặt sạch này, cùng tham khảo qua hướng dẫn sau.
Dụng cụ gồm có
- Yến sào thô cần làm sạch.
- Nhíp chuyên dụng gắp lông Yến.
- Một cái rây sạch.
- 1 chén nước sạch.
- 1 cái dĩa trắng (nên chọn dĩa trắng để dễ dàng thấy được các tạp chất và lông măng bám trong tổ yến).
- 1 tô nước sạch để ngâm mềm yến.
- 1 bàn chải nhỏ (có thể dùng bàn chải đánh răng sạch).
Cách thực hiện đúng
Bước 2: Ngâm Yến sào vào nước Sau khi chà sạch các tạp chất trên bề mặt tổ yến, cho Yến sào vào 1 chén nước sạch để ngâm mềm tổ yến. Thời gian ngâm tùy từng loại tổ yến. Ví dụ: bạch yến có thời gian ngâm khoảng 2 - 3 giờ, yến huyết thì cần 4 - 5 giờ.
Lưu ý: Không nên đợi toàn bộ Yến sào đều mềm ra mới làm sạch tạp chất, vì trên Yến sào có những phần mau mềm, có những phần mất nhiều thời gian hơn. Nên nếu đợi toàn bộ Yến sào đều mềm thì sẽ làm cho các phần mau mềm của Yến sào sẽ bị nhão ra. Do vậy, để đảm bảo dinh dưỡng và độ ngon của tổ yến,chúng ta nên làm sạch phần mau mềm trước, trong thời gian làm sạch phần này, các phần lâu mềm của Yến sào sẽ đủ thời gian để chúng ta làm sạch.
Bước 3: Vớt yến sào ra khỏi nước Sau thời gian ngâm mềm tổ yến, chúng ta vớt yến ra dĩa trắng để chuẩn bị làm sạch lông yến và tạp chất. Chia yến ra từng ít nhỏ để dễ dàng làm sạch, dùng nhíp chuyên dụng để gắp những sợi lông li ti có trong sợi yến.
Bước 4: Nhặt sạch lông Cho yến vừa nhặt sạch lông ở bước 3 vào 1 cái rây có lỗ rây thật nhỏ, nhúng rây vào tô nước sạch. Lúc này các sợi lông li ti có trong sợi yến sẽ dễ nhìn thấy hơn, chúng ta gắp những sợi lông li ti này ra. Lắc rây nhẹ nhàng, thay nước nhiều lần để loại bỏ lông măng.
Kết quả: Yến đã được làm sạch, sẵn sàng làm nguyên liệu cho các món ăn bổ dưỡng.
"Khủng bố" láng giềng
Bà Trần Thị Chung, ở khu dân cư phường 2 - một trong những nơi có nhiều nhà nuôi yến nhất TP Bạc Liêu, cho biết nhiều năm trước, khu vực này yên tĩnh, không có lô đất nào làm nhà nuôi yến nhưng bây giờ lan tỏa khắp cả khu dân cư. "Những năm gần đây, tôi không còn ngủ trưa vì tiếng ồn. Giờ muốn bán nhà để trốn khỏi nơi này" - bà Chung bức xúc. Ông Nguyễn Thanh Phương ở khu dân cư Địa Ốc, phường 1 còn sợ nhà nuôi yến xây 3 tầng của hàng xóm sập đè nhà mình do đa số không thiết kế chắc chắn ở các tầng trên để tiết kiệm chi phí. Nhiều lần ông Phương khiếu nại nhưng chẳng ai giải quyết. Công ty Địa ốc Bạc Liêu đổ cho chính quyền, chính quyền hướng dẫn ông Phương kiện ra tòa. "Kiện cũng không giải quyết được gì nên vợ chồng tôi phải đóng cửa, dời đi nơi khác để tránh rủi ro" - ông Phương ngán ngẩm.
Nhà yến được xây lên san sát nhau trên đường Trần Huy Liệu trong khu lấn biển thuộc phường An Hòa, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Ảnh: THỐT NỐT
Không ai thừa nhận sự thất bại
Không lạc quan như ông Bảy, ông S. - một người nuôi yến ở xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - chua xót: "Khi nói nuôi yến thì không ai thừa nhận mình thất bại. Có vào nghề mới biết "bạc tóc vì yến". Hai năm trời bỏ cả trăm triệu đồng mà không thu được tổ nào. Tiền dù không phải vay nhưng để một cục trên nóc nhà một cách vô nghĩa thật xót xa. Năm rồi, tôi phải bỏ thêm 70 triệu nữa thay mới một loạt thiết bị dẫn dụ, hệ thống phun sương thì yến mới về làm tổ". Ở xã Vĩnh Thạnh gần đây xuất hiện rất nhiều nhà yến mở loa chiêu dụ gần như hết công suất nhưng không thấy yến về. Nhà yến N.T rơi vào tình trạng thê thảm khi đầu tư xây nhà yến gần 2 tỉ đồng nhưng cả năm chỉ thu được 3 tổ. Ông Trịnh Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, cho biết: "Tôi cũng thắc mắc xây nhà yến nhiều, dày như vậy thì bị xẻ đàn, nhà này hút yến nhà kia làm sao có lãi?
Nhưng chủ nhà thì quả quyết yến thường bay đến khu vực này để kiếm ăn. Hiệu quả thì không thấy ai ghi nhận nhưng đầu tư vốn vào đó thì rất lớn". Một chủ nhà yến cho biết gia đình đang hợp tác với công ty ở Khánh Hòa để nuôi yến, toàn bộ quy trình kỹ thuật, máy móc, tư vấn, chăm sóc, phát triển đàn, bao tiêu sản phẩm đều được công ty này hỗ trợ nhưng giá khá cao, từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng. Ngoài ra, theo định kỳ, phải có cán bộ thú y về kiểm tra, lấy mẫu, khử trùng, bảo đảm vệ sinh, mỗi lần như vậy cũng tốn vài triệu đồng… "Để làm bài bản thì chi phí bỏ ra ban đầu khá nặng nên nhiều hộ không mời công ty uy tín mà đặt hàng các cá nhân, đơn vị giá rẻ để làm. Kết quả là tiền mất tật mang".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét