Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Yến Huyết sự kỳ diệu và cách dùng cho phị nữ mang thai

Yến sào huyết một thời được tuyên truyền rằng đây là sản phẩm yến sào được làm từ máu của chim Yến, và vì độ hiếm có của nó mà mọi người lầm tưởng về độ tốt và chất lượng của Yến huyết. Rồi vô số những câu truyện được thêu dệt xung quanh Yến sào huyết nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm này trên thị trường.  

Yến sào Huyết


Yến sào huyết một thời được tuyên truyền rằng đây là sản phẩm yến sào được làm từ máu của chim Yến, và vì độ hiếm có của nó mà mọi người lầm tưởng về độ tốt và chất lượng của Yến huyết. Rồi vô số những câu truyện được thêu dệt xung quanh Yến sào huyết nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm này trên thị trường. Tuy nhiên, khách hàng ngày nay thông minh lắm họ thắc mắc tại sao máu của chim khi làm tổ lại có màu đỏ? Thật vô lý vì máu của động vật khi gặp không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển thành màu thâm đen ngay.

Thế là sau này các công ty lớn bán Yến huyết biết rằng không thể tuyên truyền như cách cũ được nữa. Và Yến huyết được giải thích rằng do Yến sào được làm ở đảo, có các mineral (khoáng chất) quý hiếm hoặc có nơi nói rằng do quá trình lên men của tổ Yến. Kiểu tuyên truyền này liệu có đúng không? Cái gì chứng minh cho kiểu quảng cáo này? Có cơ sở khoa học chứng minh không?




Yến huyết – Phải chăng là trò lừa ?


Bài viết này xin chia sẻ với các bạn một số bài nghiên cứu khoa học, kèm theo thí nghiệm ngắn mà Mr.Hưng làm dựa vào bài nghiên cứu khoa học để thực hiện và phát hiện ra nguyên nhân cốt lõi làm Yến sào đổi màu. Bí mật này đã được cất giữ để làm lợi cho một số công ty kinh doanh Yến huyết. Và hôm nay bí mật này sẽ phải được mở ra để khách hàng cùng hiểu về Yến huyết. Rồi sau khi xem các bạn tự quyết định có nên sử dụng Yến huyết hay thần tượng Yến huyết nữa hay không nhé.

Nghiên cứu khoa học về Huyết Yến


Năm 2012 trong bài nghiên cứu “Edible bird’s nests – How do the red ones get red?”, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: “Hơi từ sodium nitrite hoà tan trong HCl 2% hoặc từ phân chim Yến đã có thể biến Yến sào màu trắng sang màu đỏ. Chất làm đỏ Yến sào có trong ‘phân chim’ có khả năng hòa tan trong nước và ổn định nhiệt. Màu đỏ của Yến sào ăn được có thể là do các yếu tố môi trường bên trong hang động và các ngôi nhà gọi Yến.” Bên trên là bài nghiên cứu mở đầu để tìm nguyên nhân gây ra màu đỏ của Yến sào và người ta nghi ngờ hơi phân có chứa Sodium Nitrate là tác nhân gây đổi màu tổ Yến. Tiếp sau đó, năm 2014 người ta làm tiếp bài nghiên cứu khẳng định màu của Yến sào càng đỏ càng thì có mối liên quan chặt chẽ đến việc Yến sào bị nhiễm độc Nitrite và Nitrate có trong phân Yến. Tức nói dễ hiểu là Yến sào càng đỏ thì càng bị nhiễm Nitrite và Nitrate cao.  

Nguyên nhân Yến sào đảo có màu đỏ


Ở đảo, có những ngóc nghách kín gió, tức gió/không khí tự nhiên bên ngoài không thể thổi vào để thông gió được. Thì ngày qua ngày hơi phân của chim Yến/dơi tích tụ lâu ngày dẫn đến nồng độ hơi phân (có chứa Nitrite và Nitrate) ngày càng đậm đặc. Hơi phân này ngày ngày tác dụng hóa học với Yến sào biến Yến sào dần biến thành màu đỏ các bạn ạ. Tuy nhiên, nếu để ở điều kiện này thì Yến sào sẽ đổi màu rất chậm, từ 8-12 tháng. Khá là lâu so với chu kì hái tổ là 4 tháng đó là lý do tại sao Yến huyết ngày xưa hiếm như vậy.  

Công ty bán yến huyết và những chiêu trò


Sau này, những công ty bán Yến huyết phát hiện ra nguyên lý đổi màu Yến sào là do Nitrite và Nitrate họ liền nghĩ ra một cách thức cực kì sáng tạo để có thể sản xuất Yến sào huyết ở dạng công nghiệp. Cách thức như thế này:
  • Họ làm một hầm phân hóa học có hàm lượng hơi Nitrite và Nitrate cực kì đậm đặc để thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học với Yến sào nhanh hơn. Sau đó các loại Yến sào trắng sẽ được cho vào thùng sốp được đục lỗ để chỉ hơi Nitrite và Nitrate lọt vào được. Rồi họ chôn những thùng sốp này vào hầm phân được kích nhiệt độ lên từ 50-60oC. Như các bạn cũng biết các phản ứng hóa học khi được kích thêm nhiệt độ sẽ xảy ra với tốc độ nhanh hơn ở nhiệt độ bình thường phải không ạ
  • Thế là chỉ với cách đơn giản như thế, các gian thương đã có thể giảm thời gian biến một Yến sào từ màu trắng sang đỏ trong thiên nhiên từ 8 tháng xuống chỉ còn 2 tuần đến 1 tháng. Quá hiệu quả, quá lời và quá nguy hiểm để có được những Yến sào quý hiếm phải không ạ




Sử dụng yến huyết có tốt hay không?


Trước khi có bài nghiên cứu chứng minh công dụng của Yến huyết tốt hơn Yến trắng thì các bạn nên cẩn trọng xem có nên sử dụng nó hay không nhé. Trong thực tế, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu loại Yến bị nhiễm Nitrite và Nitrate. Yến Huyết có thể giờ chỉ dành cho dân Việt Nam mà thôi. Thư ký Hiệp hội kinh doanh yến sào Malaysia, Carole Loh khẳng định các thành viên của hiệp hội này không xuất khẩu yến huyết sang Trung Quốc vì bị nhiễm độc Nitrate và Nitrite cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng!

 Vậy là Yến huyết chỉ dành cho những khách hàng kém hiểu biết ở Việt Nam do vẫn đang bị công ty yến sào lớn tiêm nhiễm tuyên truyền dối trá? Như vậy mặc dù yến sào được xem là quý phẩm mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người, tuy nhiên việc sử dụng không đúng sản phẩm yến thật, nguyên chất sẽ dẫn đến tiền mất tật mang cho người sử dụng. Hãy là người tiêu dùng thông minh bạn nhé!

Yến sào bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ đang mang thai


Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là vấn đề quan trọng quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi và sức khỏe của thai nhi sau khi ra đời. Bữa ăn hàng ngày không thể giải quyết được toàn bộ dinh dưỡng cho bà bầu vì thế sử dụng thực phẩm bổ sung là giải pháp đúng đắn. Yến sào được xem là lựa chọn hàng đầu để cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu.

  Thiếu hụt dưỡng chất thường gặp ở phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai là đối tượng thường xuyên thiếu hụt các dưỡng chất gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân cũng như thai nhi trong bụng. Các dưỡng chất thường bị thiếu hụt bao gồm:
  • Sắt và Acid folic: Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến thai nhi phát triển chậm, thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai, tai biến xuất huyết sau sinh. Thiếu Acid folic có thể khiến trẻ khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống, não úng thủy, thiếu hồng cầu, sinh non và nhẹ cân.
  • Omega 3 (DHA và EPA): Thiếu Omega 3 có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh, con trẻ dễ dị ứng.
  • Canxi và Vitamin D3: Thiếu hụt dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng cho trẻ, mẹ bầu đau mỏi, xương khớp không vững chắc.
  • Vitamin và khoáng chất khác: Thiếu Vitamin A khiến thị lực suy giảm, thiếu Vitamin B1 khiến chuyển hóa chậm. Ngoài ra, thiếu hụt các khoáng chất khiến mẹ dễ sinh non, con nhẹ cân, còi cọc, chậm phát triển,…
Yến sào bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu

 Theo các nhà khoa học trên thế giới, yến sào chứa hơn 50% Protein, 18 loại Acid amin, hơn 31 nguyên tố, khoáng chất vi lượng phục vụ tốt nhu cầu dinh dưỡng của mọi đối tượng trong đó có bà bầu. Trong đó, số liệu của Trung tâm Công nghệ sinh học (Đại học Thủy sản) cho biết 18 Acid amin trong yến bao gồm: Acid Aspartic, Threonine, Serine, Acid Glutamic, Proline, Glycine, Leucine, Alananine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrocine, Phenylanine, Lycine, Histidine, Arginine, Cystine, Acid Sialic. Ngoài ra, nghiên cứu của TS. Nguyễn Quang Phách (2002), yến sào chứa 31 nguyên tố, có nhiều Canxi, sắt, Mangan, kẽm,…. Tốt cho đối tượng phụ nữ mang thai. Cụ thể sử dụng yến cho bà bầu rất tốt nhờ:
  • Protein: Hơn 50% Protein trong yến sào cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ bầu, không chứa chất béo nên đảm bảo lành mạnh và tăng cân tự nhiên cho phụ nữ mang thai.
  • Acid amin: Hơn 18 loại Acid amin trong đó có nhiều loại mẹ bầu không thể tổng hợp được như Valine, Glycine, Serine,… giúp hạn chế bệnh tật, tăng cường đề kháng trong quá trình mang thai
  • Khoáng chất vi lượng: Hơn 31 nguyên tố khoáng chất vi lượng là nền tảng dinh dưỡng, tốt cho quá trình hình thành, phát triển thai nhi.

Yến sào giải quyết các vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai


Ngoài thiếu hụt dưỡng chất, phụ nữ mang thai thường phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe và sắc đẹp như suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch, mắc bệnh do môi trường tác động, đau nhức, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, rạn da, sệ da vùng bụng đùi,…

  Tăng cường đề kháng, miễn dịch, hạn chế bệnh tật Theo đề tài “Nghiên cứu chất hoạt tính sinh học trong Yến sào Khánh Hòa” của PTS. Ngô Thị Kim năm 1996, yến sào chứa thành phần Glucosamine, Trytophan có hiệu quả tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân xấu từ môi trường.

  Hạn chế đau nhức xương khớp, mệt mỏi cơ thể, hoa mắt chóng mặt Nghiên cứu của PGS. TS Ngô Đăng Nghĩa, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường (Đại học Nha Trang) cho thấy Yến sào chứa Carbohydrate, hàm lượng Galatosamine 7.2%, Glucosamin 5.3% hiệu quả phục hồi sụn khớp. Ngoài ra, canxi và dưỡng chất cũng giúp khắc phục đau mỏi xương khớp, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.

  Phát triển cân nặng trong quá trình mang thai Nhiều chị em mang thai thường suy nhược, gầy yếu khiến thai nhi không đảm bảo được sức khỏe dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Yến sào không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn cung cấp lượng Protein không béo có nguồn gốc thiên nhiên (hơn 50%) đảm bảo cho quá trình tăng cân, giúp cơ thể thai phụ khỏe mạnh từ đó nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

  Hạn chế rạn da, sệ da vùng bụng đùi Thành phần Collagen trong yến sào được sản sinh một cách tự nhiên, khi hấp thụ vào cơ thể giúp da dẻ đàn hồi, căng mịn và trắng hồng.




Cách dùng yến sào cho chị em mang bầu mang lại hiệu quả


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm yến sào khác nhau trong đó có 2 dòng sản phẩm chủ đạo là yến sào nguyên tổ và nước yến sào. Mỗi loại có cách sử dụng khác nhau. Dưới đây là cách ăn yến cho bà bầu và trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn yến bao nhiêu là đủ. Có rất nhiều cách dùng yến sào cho bà bầu như súp yến, cháo yến,… tuy nhiên cách chưng Yến sào tốt nhất vẫn là yến sào chưng đường phèn bởi cách làm đơn giản và hiệu quả nhất. Nhiều người cũng thắc mắc bà bầu mấy tháng thì được ăn yến? Thì bà bầu có thể ăn yến ngay từ trước khi mang thai, trong quá trình mang thai và cả sau khi mang thai để cơ thể luôn được bồi dưỡng tốt nhất

Nguyên liệu chuẩn bị:


  • Yến sào 5g
  • Đường phèn ( liều lượng tùy theo khẩu vị của từng người )
Bước 1: Sơ chế và làm sạch, ngâm nở tổ yến

 Yến sào thô
  • Ngâm Yến sào trong nước sạch 45 phút – 1.5 tiếng đến khi Yến sào tơi ra
  • Dùng tay tách các sợi yến, lấy sạch lông và tạp chất trên tổ bằng nhíp.
Yến sào tinh chế
  • Ngâm Yến sào trong nước sạch từ 10 – 15 phút đến khi Yến sào mềm
  • Dùng tay tách các sợi yến và lấy sạch tạp chất dính trên sợi.
Bước 2: 

Chưng yến Cách chưng yến rất qua trọng, bởi không biết cách chưng sẽ làm mất đi những dưỡng chất quan trọng từ yến. Hơn nữa việc đa dạng cách chưng yến cũng làm cho việc sử dụng yến ngon miệng hơn. Ngoài ra việc sử dụng nồi chưng chuyên dụng cũng rất quan trọng.. Dưới dây là các bước chưng yến dễ mà hiệu quả:
  • Cho nước ngập đến mức 3.5h – 5h của nồi sau đó đặt bát đựng yến vào
  • Dùng nước tinh khiết đổ vào bát đựng yến cho ngập hết tổ
  • Chọn thời gian chưng 45 phút – 1.5h chưng khoảng 40 phút nước sôi, đợi thêm 25 phút là yến chín.
  • Trước khi lấy yến ra khoảng 5 phút thêm đường phèn vào trộn đều.
Sử dụng bếp ga và chảo
  • Cho yến vào thố (bát), trộn đường phèn, thêm nước vào vừa khẩu vị của trẻ
  • Bắc chảo (nồi) chưng lên bếp, đặt thố (bát) đựng yến vào và đổ nước ngập 1/3 thố (bát).
  • Đậy nắp và đun lửa to đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ
  • Đun thêm 25-30 phút là có thể sử dụng.
Lưu ý: Với phụ nữ mang thai. tuần sử dụng 3 – 4 lần để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét