Yến huyết là gì ?
Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu. Theo tây y, yến sào nói chung rất giàu chất khoáng (kể cả khoáng vi lượng), glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) và hoàn toàn không chứa chất béo, nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ. Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến trắng Đà Nẵng (55%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%).
Như vậy có thể thấy không có sự khác biệt lắm giữa yến huyết và yến trắng về thành phần đạm. ==> Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh yến sào làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo. Yến sào cũng không chứa hồng cầu và các phức chất hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt. Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên.
Tác dụng của huyết:
- Làm tăng thể trọng.
- Làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng.
- Cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Tăng cường kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi tế bào bị tổn thương.
- Tăng số lượng hồng cầu.
- Đào thải độc tố trong cơ thể.
- Phục hồi sức khỏe nhanh, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
- Yến sào được xem như là vị thuốc bổ cho phụ nữ trước và sau khi sinh, cho người cao tuổi, trẻ em suy dinh dưỡng.
► Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se.
► Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
► Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.
Yến huyết luôn có giá bán đắt nhất trong các loại yến ?
Thực tế là máu khi khô lại sẽ có màu đen, và nếu yến huyết có chất lượng tốt là do máu của chim yến trong đó thì có lẽ sử dụng máu chim yến tốt hơn là huyết chăng?! Theo quan sát, tổ chim yến gần lối vào của các hang động có màu trắng. Đi sâu hơn vào trong hang, người ta có thể tìm thấy màu hồng và gần cuối sâu nhất là màu đỏ (yến huyết). Thật ra chim yến tiết ra nước bọt làm tổ vẫn có màu trắng bình thường, nhưng theo thời gian do sự tương tác lên men hóa học giữa nước bọt của chim yến với các chất trên vách đá hang động làm tổ chim đổi màu từ trắng sang màu hồng hoặc đỏ (theo các nhà khoa học, có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyde sắt tác động hóa học và làm đổi màu tổ yến).
Như vậy, việc giá cả của yến huyết đắt hơn nhiều lần so với bạch yến phải chăng chỉ là do nó quá hiếm mà thôi? Mặc dù chưa thực sự chứng minh được giá trị vượt trội của yến huyết so với bạch yến nhưng vì sự đắt đỏ của nó, thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại yến huyết bị làm giả để trục lợi, đánh lừa người tiêu dùng.
Câu hỏi được đặt ra đó là đã có bao nhiêu người tốn tiền mua yến huyết nhuộm màu?
Một số đại lý cũng thừa nhận hầu như tất cả huyết trên thị trường là yến trắng bình thường đã được nhuộm đỏ. Vậy người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi quyết định dùng yến huyết (đỏ) hay bạch yến (trắng). Nếu có thể, nên chọn mua từ nơi trực tiếp nuôi yến để luôn được đảm bảo về chất lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét