Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Yến sào hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ em và món yến sào chưng đường phèn

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một công việc không hề dễ dàng khi chỉ một chút thay đổi về thời tiết cũng có thể khiến các bé sốt li bì do chứng viêm đường hô hấp. Thay vì lo lắng dẫn đến stress mỗi khi con ốm, mẹ hãy trang bị những kiến thức căn bản về bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất nhé!


Bác sĩ Nguyễn Thái Sơn (khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện 175) cho biết viêm đường hô hấp trên là bệnh khá phổ biến, thường gặp đối với trẻ nhỏ nhất là trong mùa lạnh. Tuy đây là bệnh nhẹ, dễ điều trị nhưng hay tái phát và có thể gây ra những bệnh lý nặng nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy để tránh những tình trạng này, bà mẹ cần có kiến thức đúng đắn để chăm sóc cho các bé. Đặc biệt, các trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh khi có các yếu tố thuận lợi trong điều kiện khí hậu ở nước ta.




Bệnh viêm đường hô hấp là gì?


Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang và thanh quản, đây là những cơ quan ở phía trên của đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí nên dễ bị ảnh hưởng với mọi điều kiện bất lợi của môi trường dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp trên. Ban đầu là cảm lạnh sau đó có thể dẫn tới viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa…

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm đường hô hấp


Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp, dễ điều trị nhưng lại hay tái phát với các triệu chứng sau đây khiến mẹ ăn ngủ không yên vì lo lắng:

 • Đối với trẻ sơ sinh: triệu chứng của viêm đường hô hấp trên chủ yếu là sốt nhẹ (khoảng 38,50C), ho, chảy mũi hoặc không chảy mũi, khò khè, quấy khóc, bỏ bú…

 • Đối với trẻ lớn: triệu chứng hay gặp là chảy mũi hoặc nghẹt mũi, sổ mũi, ho, đau họng, khàn tiếng, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn…

Vì sao bé dễ bị viêm đường hô hấp?


Theo bác sĩ Nguyễn Thái Sơn, nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp là do các loại virus và vi khuẩn sau đây:

 • Virus: Rhino, Corona, Adeno, virus cúm Parainfluenza, virus hô hấp hợp bào RSV…

 • Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae, một số loại nấm…. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp khi gặp các điều kiện thuận lợi như:


 • Trẻ sinh non hoặc sinh mổ, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A.

 • Trẻ bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh HIV, điều trị corticoit kéo dài…

 • Bé ở độ tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh, nhất là dưới 1 tuổi. Đặc biệt, bé dưới 2 tháng tuổi càng dễ mắc bệnh hơn.

 • Điều kiện nhà ở chật hẹp, ẩm thấp, tiếp xúc với khói (bếp, thuốc lá, than tổ ong…), vệ sinh kém… Bé nằm ở phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp cũng có nguy cơ bị khô mũi và cổ họng.

 • Bệnh thường xuất hiện theo mùa thời tiết lạnh, đặc biệt là lúc chuyển mùa đông – xuân






  Cách phòng ngừa và điều trị Bên cạnh việc điều trị dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau đây để giúp bé nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ tái phát:

  Tăng cường sức đề kháng: Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên các mẹ nên sử dụng yến sào. Lý do yến sào có chứa hàng lượng protein cao 45-55%, 18 loại acid amin cùng nhiều loại muối khoáng, từ đó giúp cho bé để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng.

   Phòng ngủ: Mẹ cần dọn dẹp lại phòng của bé sạch sẽ và gọn gàng hơn. Nếu sử dụng máy điều hòa, hãy lưu ý điều chỉnh ở nhiệt độ khoảng 25 – 26 độ C. Mẹ nên sờ sau gáy và lưng bé, nếu bé không toát mồ hôi và ngủ ngon thì nhiệt độ phòng phù hợp. Nhớ tắt máy lạnh trước khi bé rời khỏi phòng 30 phút để cơ thể bé không bị chênh lệch nhiệt độ quá đột ngột nhé.

  Dinh dưỡng: Nhằm tăng sức đề kháng cho bé, mẹ cần cho bé bú đủ các cữ trong ngày. Nếu bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cân đối thực đơn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Chăm sóc mũi: Mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi giúp thông thoáng đường thở cho bé bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ nước biển sâu. Nước biển sâu dồi dào muối khoáng và nguyên tố vi lượng có tác dụng rất tốt trên niêm mạc của đường hô hấp trên. Đặc biệt, nước biển Adiatic tinh khiết nhất Địa Trung Hải còn có thể được dùng để thay thế các liệu pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  Ngoài ra khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh cần làm thông dịch mũi, họng cho trẻ trước khi cho bú. Nếu để dịch nhiều, quánh, dính trẻ nuốt vào sẽ gây rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn khiến bé khóc quấy. Mẹ có thể dùng dung dịch như nước biển Adriatic xịt vào từng bên mũi cho trẻ để rửa sạch các chất tiết tích tụ và loại bỏ các hạt lây nhiễm , bụi, chất gây dị ứng và các tạp chất, giúp làm thông thoáng mũi, đồng thời giữ ẩm và khôi phục niêm mạc mũi. Mẹ không nên dùng các loại nước theo truyền miệng như nhỏ nước ép tỏi, hành cho trẻ vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn nhé.

Chuẩn bị nguyên Liệu


  • Yến sào đã qua sơ chế, khoảng 5gr/một lần ăn/một người (quý khách xem phần hướng dẫn sơ chế cách làm sạch lông Tổ Yến, Yến Sào)
  • Đường phèn liều lượng tùy thích (khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5gr Tổ yến).
  • Nước để nguội.
  • Một chén nhỏ (hay tô nhỏ) để chưng cách thủy.
  • Một nồi vừa đủ để đựng chén (hay thố nhỏ).



Cách Làm, Chưng Yến sào Với Đường Phèn


Bước 1 : Yến sào sau khi mua về:

  • Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất ( xem phần hướng dẫn sơ chế) trước khi qua bước 2.
  • Nếu là yến đã qua sơ chế ( yến đã làm sạch lông ), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 20ph rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.
Bước 2 : Cho Yến sào đã làm sạch vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy chén. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung.

  Bước 3 : Đặt chén (hay thố nhỏ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.

  Bước 4 : Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.

  Bước 5 : Sau khi kiểm tra thấy yến sào đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa, sau đó tiến hành cho đường phèn vào. Dùng yến nóng hay để lạnh đều được , có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.

  Lưu ý: không nên chưng quá lâu so với thời gian trong bảng đã quy định, Yến sào có thể bị nhão, làm mất hương vị đặc trưng của tổ yến.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét