Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Tổ Yến Huyết, Huyết Yến có thật không và chất lượng như thế nào ?

Yến sào từ lâu nay được biết đến như những món ăn bổ dưỡng và là món cao lương mỹ vị của các vua chúa. Trong ba loại yến: bạch yến, hồng yến và huyết yến thì loại được cho chứa lượng dưỡng chất cao nhất là huyết yến.  

1. Yến Huyết là gì?


Yến sào sào chủ yếu được tìm thấy ở các hang động, vùng núi cao các nước Đông Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên,… Trong yến sào chứa nhiều dưỡng chất tốt, hàm lượng đạm và các chất khoáng tốt cho cơ thể con người. Đặc biệt, loại huyết yến giàu dưỡng chất hơn cả và rất quý hiếm chỉ chiếm khoảng 10% lượng yến trên thị trường.

 Yến sào sào được chia làm 3 loại chính đó là: huyết yến, hồng yến và bạch yến. Huyết yến là loại yến sào đặc biệt có màu đỏ tươi, trong huyết yến có giá cao nhất trong số các loại yến bởi vì số lượng rất ít, quý hiếm và có nhu cầu tiêu thụ cao. Huyết yến chỉ có thể thu hoạch từ 1 tới 2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ.



2. Huyết yến có tốt ?


Cho đến ngày nay, nguyên nhân tại sao yến sào của các loại yến có màu khác nhau vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo như những người dân nhiều đời sống ở các vùng Khánh Hòa - Nha Trang, Tuy Hòa – Phú Yên…gắn bó với nghề bắt yến sào cho rằng: những con chim yến già hay chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài, chăm chỉ để làm tổ, trong lúc kiệt sức máu từ mép chim yến rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ đây là nguyên nhân khiến cho yến sào có màu sắc đỏ hồng. Ngoài ra, cũng có rất nhiều giả thuyết khác nhau, có ý kiến cho rằng do tác động của nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của yến tạo ra màu đỏ của yến sào đây chính là đặc trưng mà không thể nhầm lẫn được với huyết yến.

 Cũng có một số ý kiến của các nhà khoa học lại cho rằng khi con chim yến làm tổ trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá (chứa nhiều oxi sắt) thì sẽ có màu đỏ đặc trưng của loại huyết yến này. Và có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều để giải thích màu của loại huyết yến này, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng và các dưỡng chất mà huyết yến mang lại cho sức khỏe con người. Chính vì thế, huyết yến lại càng quý hiếm. Theo đông y thì yến sào của loại huyết yến có vị ngọt, tính bình, có tác dụng vào các kinh phế và vị. Ngoài ra còn có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, thường dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể.

Yến sào cuả loại huyết yến này còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, nhân sâm, đương quy, kỷ tử, hoài sơn… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu, người bệnh để tăng cường sức khỏe và thể trạng. Trong tây y cho rằng yến huyết rất giàu chất khoáng kể cả khoáng vi lượng, trong huyết yến chứa chất glucosamin thiên nhiên đây là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp,huyết yến hoàn toàn không chứa chất béo nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá và hấp thụ vào cơ thể. Trong cuộc nghiên cứu thành phần chất đạm trong yến sào cho thấy các loại yến rất cao: yến huyết Đà Nẵng là 54,4%, yến trắng Đà Nẵng là 55%, yến huyết Nha Trang là 56,9%, yến trắng Nha Trang là 53,8 %, yến trắng Quy Nhơn là 54,4%, yến trắng Singapore là 56,3%. Như vậy có thể thấy, trong hai loại yến bạch yến và huyết yến dưỡng chất chứ trong hai loại yến này hầu như không có sự khác biệt lắm

. Trong cuộc nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm có trong yến sào cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo, chính điều này đã minh chứng yến sào làm tổ bằng nước miếng chim yến chứ không phải làm từ rong tảo. Đồng thời trong yến sào cũng không chứa hồng cầu và các phức chất của huyết mà chứa nhiều sắt. Có thể khẳng định, huyết yến không phải do máu chim yến tạo ra trong quá trình làm tổ mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên. Việc giá cả của huyết yến đắt hơn nhiều lần so với bạch yến phải chăng chỉ là do nó quá hiếm nên thành quý vậy thôi?.

3. Một số món ăn, bài thuốc quý từ huyết yến.




  Có rất nhiều cách chế biến món ăn từ huyết yến, và cách sử dụng các món ăn đó cũng vô cùng tiện lợi, bạn có thể ăn các món đó bất cứ khi nào, giờ nào trong ngày. Yến huyết khi chế biến xong bạn có thể sử dụng ngay khi nóng hoặc nguội và để lạnh trong tủ lạnh mà vẫn có tác dụng tốt chứ không mất đi những dưỡng chất và thành phần đạm có trong huyết yến.

 Tuy nhiên, bạn muốn có tác dụng tốt nhất thì nên ăn yến huyết vào lúc dạ dày trống rỗng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, hay dùng 1 chén súp huyết yến sào lúc sáng sớm. Thông thường để làm thuốc hoặc chế biến các món ăn về huyết yến, người ta ngâm yến sào vào nước ấm trong ít nhất 2 giờ để tổ của huyết yến nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim có trong tổ huyết yến, rồi sau đó rửa sạch, để ráo nước. Cho huyết yến vào chưng cách thuỷ với gà ác, gà giò, bồ câu cùng các gia vị hoặc các vị thuốc như: táo tàu, hạt sen, nhân sâm, đương quy, kỷ tử, hoài sơn… hoặc chưng cách thủy với đường phèn để ăn.

4. Mua huyết yến ở đâu thật và giá yến ở đâu tốt ?


Trên thị trường hiện nay với nhu cầu dùng yến sào nói chung và huyết yến nói riêng rất lớn, đặc biệt do đặc điểm khác lạ nên huyết yến lại vô cùng quý chính bởi vậy xuất hiện nhiều loại yến giả huyết yến. Người dùng nên cân nhắc kĩ để lựa chọn cho mình nơi tin tưởng gửi gắm niềm tin để có thể mua được loại huyết yến tự nhiên 100%, hoặc các sản phẩm chế biến từ huyết yến chất lượng tốt nhất.

Yến sào Huyết là gì và Huyết Yến có thật không?


Một số ý kiến cho rằng: Huyết Yến là Tổ chim Yến do trong quá trình làm tổ, chim yến làm việc quá sức nên xổ huyết, tạo nên màu đỏ của tổ và những yến sào huyết đó rất tốt cho người dùng. Một số ý kiến khác cho rằng: Yến sào Huyết là do chim yến ăn phải 1 lượng lớn chất Sắt có trong hải sản hoặc thực phẩm có chứa nhiều chất Sắt và khi làm tổ sẽ cho ra Yến sào Huyết. Lập trường này hiện nay đã được khoa học chứng minh là sai. Cuối cùng là ý kiến từ các nhà khoa học: các nhà khoa học hiện nay đã chứng minh được những Huyết Yến đỏ cả tổ hoặc đỏ 1 phần dưới chân Yến sào trên thị trường là kết quả phản ứng hóa học của khí AMONIAC (khí NH3) có trong phân chim yến lâu ngày trên thành tường nơi chim làm tổ.

 Khi tiến hành kiểm tra thành phần hóa học, các nhà khoa học đã phát hiện 1 lượng lớn Nitrit có trong Huyết Yến đỏ cả tổ hoặc 1 phần. Đặc biệt những Tổ Huyết Yến này có nhiều tại các hang động ngoài tự nhiên hay còn gọi là Yến Đảo do sự khó khăn trong công tác vệ sinh hoặc có thể là sự cố tình tạo ra môi trường ô nhiễm NH3 của 1 số cá nhân nào đó làm giảm đáng kể các chất dinh dưỡng có trong yến sào. Cũng nhờ vào công bố trên, 1 số doanh nghiệp tại nước ngoài đã tiến hành tạo nên những Huyết Yến tại nhà nhờ vào phân bón Hữu Cơ và từ đó xuất sang thị trường Việt Nam tiêu thụ như hiện nay.


Yến sào Nuôi Trắng có xen lẫn các sợi yến huyết hoặc 1 mảng nhỏ


Sợi yến huyết ở đây chúng tôi tin rằng là do huyết của chim yến xổ ra tại 1 thời điểm trong cả quá trình làm tổ. Và theo nhận xét của chúng tôi thì tỷ lệ yến sào trắng có các sợi yến huyết thì chỉ khoảng 2% trong 1 năm thu hoạch. Để hiểu rõ hơn tại sao chúng tôi cho rằng những sợi yến trên chính là Huyết Yến thật, trước hết cần biết thông tin sau: “Chỉ có chim yến trống mới làm tổ: Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày.

Thời gian thu hoạch tổ từ 3-4 tháng để đảm bảo tốt điều kiện phát triển đàn chim yến sau này. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá hoặc thành nhà yến. Yến sào bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Ban đầu chim trống chấm 2 chân tổ tại vị trí A,B như hình. Sau đó lần lượt kéo sợi yến từ điểm A sang B và ngược lại. Dần dần sợi yến trũng xuống tạo thành hình vòng cung như ta thấy trong hình. Do đó,khi ngâm yến sào vào nước,ta sẽ thấy các sợi yến dài mà điểm đầu và cuối là từ 2 vị trí A,B.

 Sau khi tạo lớp vỏ ngoài tổ yến,chú chim trống lần lượt trích lông mình vào những vị trí còn yếu trong tổ. Sau đó là lớp sợi yến Sơ Mướp (phần ruột tổ yến) được kéo đan chéo nhau trong tổ.” Vì lý do trên, chúng tôi tin rằng nếu Huyết Yến có tồn tại thật thì chỉ có thể tồn tại dưới dạng 1 ít các sợi Yến Huyết trong 1 yến sào Trắng như trong hình chúng tôi trình bày ở trên.  

Yến sào Đảo Trắng Hoặc Yến Trắng Nuôi bị đỏ phần chân hoặc đỏ cả tổ


Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tại những thành hang, tường do phân chim có chứa NH3 lâu ngày sẽ làm ô nhiễm môi trường gây nên phản ứng hóa học tạo thành Nitrit có trong những Yến sào Đảo hình thành nên màu đỏ bắt đầu từ dưới chân Yến sào và dần lâu ngày sẽ đỏ cả tổ (thời gian tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm tại vị trí đó).

 Dựa vào đặc điểm trên, một số nhà Yến đã tạo nên môi trường tương tự như ngoài tự nhiên bằng cách hạn chế vệ sinh phân chim trên thành tường hoặc ủ Yến sào vào hầm chứa phân bón hóa học để sản xuất hàng loạt Yến sào Huyết, Hồng Huyết. Vì màu đỏ của Yến sào Huyết là do phản ứng hóa học tạo nên khi khách hàng ngâm Yến sào Huyết vào nước sẽ không ra màu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét