Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Hướng dẫn cách nấu tổ yến cho người già và người bị cao huyết áp

Hướng dẫn cách nấu Yến sào cho người già giúp bạn không chỉ giữ được những thành phần vi chất quý hiếm có trong yến mà còn có thêm những món ăn ngon lành gia tăng tác dụng của Yến sào với người già bảo vệ sức khỏe và hạn chế bệnh tật cho những người thân trong gia đình. Với các nguyên liệu quen thuộc, các món ăn từ Yến sào cho người già sẽ phát huy được những tác dụng đối với cơ thể.

Cháo Yến sào thịt bằm ngon


  • Chuẩn bị nguyên liệu: 
  • 2 tai yến, 100g thịt heo băm nhỏ, 1 bát gạo, chút gừng tươi, gia vị.
  • Chế biến: Nếu là yến thô thì cần nhặt sạch lông, nếu yến tinh chế thì chỉ cần rửa sạch rồi vớt ra để ráo, cho vào chưng cách thủy khoảng 30 phút. Gạo vo sạch (có thể đem rang sơ để mùi cháo thơm hơn) rồi đem vào ninh cháo. Thịt bằm xào tỏi cho dậy mùi rồi cho cùng yến đã chưng vào cháo khi gần chín. Đun thêm 5 phút thì tắt bếp, nêm nếm gia vị và múc ra ăn nóng. Cách nấu Yến sào cho người già theo cách này khá đơn giản mà dễ dùng, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
  • Tác dụng: Tác dụng của Yến sào với người già trong món ăn này giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sinh lực, đặc biệt là hỗ trợ phục hồi cho những người bệnh đang ốm hoặc vừa khỏi bệnh.



Yến sào tiềm gà ác bổ dưỡng


  • Chuẩn bị: Gà ác 1 con, thuốc bắc, 1 tai yến sào, nước hầm xương (xương heo hoặ xương gà)
  • Chế biến: Yến ngâm nở và làm sạch, đem chưng cách thủy trong 30 phút. Gà ác làm sạch, bỏ nội tạng, ướp với muối, hạt nêm và gừng trong 20 phút. Thuốc bắc rửa sạch, để ráo. Hầm gà cùng thuốc bắc với nước hầm xương. Đến khi gần chín thì nêm nếm gia vị và cho yến sào đun thêm 5 phút thì bắc ra, dùng nóng. Cách nấu Yến sào cho người già theo cách này sẽ tạo ra món dùng vô cùng hấp dẫn và ngon miệng.
  • Tác dụng: Yến sào tiềm gà ác là cách dùng phát huy tác dụng của Yến sào với người già, giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, tác dụng với những người suy nhược cơ thể, tăng cường sức mạnh của gân cốt, hạn chế suy nhược sinh dục.

Yến sào hầm với hạt sen

 
  • Chuẩn bị: Yến sào 1 tai, hạt sen 10-15 hạt, táo đỏ 3-4 quả, đường phèn vừa đủ
  • Chế biến: Yến sào đem ngâm nở, làm sạch. Đường phèn nấu thành nước. Hạt sen và táo đỏ rửa sạch, đem luộc hạt sen riêng rồi cho vào cùng yến sào và táo đỏ, thêm nước đường phèn đem chưng cách thủy trong 30 phút. Dùng lạnh hoặc nóng tùy thích. Đây là cách nấu Yến sào cho người già đơn giản, không tốn nhiều thời gian, có thể dùng thường xuyên.
  • Tác dụng: Yến sào hầm hạt sen mang đến tác dụng cho người già giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện vị giác, điều hòa thần kinh, nâng cao chất lượng của giấc ngủ, bồi bổ cơ thể.
Trên đây là một số cách nấu yến sào cho người già mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những thành viên trong gia đình. Yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng và thơm ngon, nên ăn vào lúc đói để có thể hấp thu toàn diện dưỡng chất và phát huy những tác dụng của yến sào với người già một cách tối đa.

Bị cao huyết áp có nên ăn yến sào không?


Để tìm hiểu về vấn đề cao huyết ăn có ăn được yến sào hay không, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được cơ chế hoạt động cũng như nguyên nhân của căn bệnh này. Cụ thể, cao huyết áp là tình trạng áp lực máu ở động mạch tăng cao. Căn bệnh này xảy ra do những nguyên nhân như thừa cân, béo phì, hấp thu quá nhiều chất béo, muối, đường và các chất gây hẹp mạch máu,… Như các bạn đã biết, trong Yến sào sào hoàn toàn không chứa chất béo hay muối. Ngoài ra, trong Yến sào cũng không có các chất gây hẹp mạch máu đã biết đồng thời lượng đường trong món ăn này là khá nhỏ, ít gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

 Do đó, người bệnh cao huyết áp hoàn toàn có thể ăn Yến sào sào bình thường. Bên cạnh đó, trong Yến sào có chứa tới 18 loại axit amin khác nhau cùng khoảng 30 nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng,…. Những hợp chất này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới bệnh cao huyết áp. Do đó, việc sử dụng Yến sào với liều lượng vừa đủ hoàn toàn có lợi cho bệnh nhân. Tức là bệnh nhân cao huyết áp nên dùng Yến sào để cải thiện tình trạng sức khỏe, hỗ trợ và làm giảm các tác hại của bệnh.




Công dụng của Yến sào sào đối với bệnh nhân cao huyết áp là gì?


Mặc dù không có tác dụng trực tiếp đến bệnh cao huyết áp nhưng Yến sào sào vẫn đem lại một số tác dụng khác có thể hỗ trợ điều trị hoặc làm giảm tác hại của căn bệnh này. Một số lợi ích khi ăn Yến sào sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến bệnh cao huyết áp cụ thể như sau:

1. Giảm trọng lượng cơ thể


Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trọng lượng cơ thể tăng cũng khiến cho huyết áp tăng. Do đó, việc giảm cân nặng cơ thể, nhất là khi bạn đang thừa cân, là một biện pháp rất tốt trong việc điều hòa huyết áp. Và ăn Yến sào chính là một trong những biện pháp rất tốt để điều hòa cân nặng, giúp bạn có cơ thể bình thường từ đó ổn định huyết áp. Mời bạn tham khảo thêm: Cách giảm cân với Yến sào sào như thế nào?

2. Giảm stress


  Tình trạng stress mãn tính đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tăng huyết áp. Do đó, giảm stress và giải tỏa tâm lý là những phương pháp đơn giản để ổn định huyết áp cũng như phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Và Yến sào là một trong những loại thực phẩm có tác dụng an thần, tĩnh tâm rất tốt.




3. Bổ sung các loại nguyên tố vi lượng


Trong Yến sào có chứa tới hơn 30 loại nguyên tố vi lượng khác nhau. Trong đó có một số dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ kiểm soát huyết áp cao rất tốt. Cụ thể: sắt giúp tăng khả năng vận chuyển oxy; magie thay thế một số chất cơ thể bị mất đi khi căng thẳng, đổ mồ hôi từ đó hạ huyết áp; kali cân bằng lượng muối trong cơ thể; kẽm điều chỉnh endothelin và angiotensin, 2 hợp chất làm tăng huyết áp;…

Người cao huyết áp nên dùng yến sào như thế nào để mang lại hiệu quả ?


Mặc dù có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe tuy nhiên trong Yến sào vẫn chứa một lượng đường có thể làm tăng huyết áp nếu hấp thu quá nhiều. Ngoài ra, cơ thể bệnh nhân huyết áp cao khá yếu ớt và do đó không thể nạp vào nhiều dưỡng chất một lần. Vì vậy, chỉ nên cho người bệnh ăn Yến sào 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần từ 3 - 5g Yến sào (tương đương 1/2 - 1/3 Yến sào đã qua sơ chế). Bên cạnh đó, các bạn có thể chế biến chè yến sào hạt sen (lưu ý nên cho ít đường phèn) để tăng hiệu quả an thần, tĩnh tâm cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cho người bệnh.

 Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm một số kiến thức để có thể chăm sóc tốt hơn cho người thân bị cao huyết áp. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các bạn cũng chỉ nên tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng cung cấp yến sào nguyên chất, đảm bảo uy tín. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét